Thịt gà rất được ưa chuộng, tuy nhiên cần cảnh giác với nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm khuẩn nếu không được sơ chế và chế biến đúng cách trước khi thưởng thức. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu một số lưu ý cần biết khi chế biến thịt gà nhé!

1. Cẩn thận khi rửa thịt gà

Không ít bà nội trợ có thói quen rửa thịt gà dưới vòi nước lạnh hoặc chần gà với nước ấm để làm sạch bụi bẩn trước khi chế biến, tuy nhiên cách làm tốt nhất là nên ngâm thịt gà trong nước muối pha loãng trước khi chế biến khoảng 30 phút rồi sau đó rửa lại với nước nhiều lần. Sau khi rửa sạch thì dùng giấy thấm cho ráo nước.

Trong quá trình rửa nếu có nước bắn ra ngoài xung quanh bồn rửa, bếp thì nên dùng dung dịch vệ sinh lau sạch, rửa tay sau khi sơ chế để đảm bảo không làm lây lan vi khuẩn.

Cẩn thận khi rửa thịt gà


2. Nhận biết thịt gà bị hỏng

Có không ít trường hợp bị ngộ độc, nhiễm khuẩn khi sử dụng thịt gà bị hỏng. Bạn có thể nhận biết thịt gà bị hỏng dựa vào các dấu hiệu sau:


  • Mùi: Thịt gà hỏng có mùi chua, hôi, khai như trứng thối.

  • Màu sắc: Thịt gà tươi có màu hồng nhạt, trắng ngà tùy vào vị trí thịt, còn thịt gà hỏng có màu bất thường như vàng, xám, xanh.
  • Kết cấu: Thịt gà hỏng khi dùng tay ấn vào sẽ không có cảm giác đàn hồi, bề mặt nhớt, kém săn chắc hơn.

Nhận biết thịt gà bị hỏng


3. Bảo quản thịt gà đúng cách

Thịt gà mua về có thể được bảo quản trong tủ mát hay tủ đông đều được. Nếu bảo quản thịt gà tươi trong ngăn mát tủ lạnh thì chỉ nên giữ được tối đa 2 ngày, đồng thời cần tránh để nước tiết của thịt gà bám vào những thực phẩm khác.

Đối với thịt gà đã được nấu chín kĩ thì có thể bảo quản trong ngăn mát được tối đa 4 ngày nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 4 độ C trong hộp kín.

Trong khi đó, bảo quản thịt gà trong tủ đông sẽ có thời gian kéo dài hơn đến vài tháng, tuy nhiên cần lưu ý hút chân không túi đựng thực phẩm sẽ giúp bảo quản tốt hơn.

Bảo quản thịt gà đúng cách


4. Rã đông thịt gà

Để rã đông thịt gà an toàn, đúng cách, bạn có thể thực hiện theo những bước sau:


  • Chuyển thịt gà từ ngăn đông xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ, cách này sẽ tốn nhiều thời gian nên thích hợp để qua đêm.

  • Cho thịt gà vào túi đựng kín, túi zip rồi cho vào thau nước lạnh để rã đông.
  • Dùng chức năng rã đông của lò vi sóng.

Bạn cần lưu ý không nên rã đông thịt gà ở nhiệt độ phòng vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc và nên chế biến ngay sau khi rã đông nhé!

Rã đông thịt gà


5. Nhiệt độ nấu chín thịt gà

Thịt gà tươi có thể chứa một số loại vi trùng bám trên da, các loại vi trùng này chỉ có thể tiêu diệt khi được nấu chín, do đó việc làm chín thịt gà là quan trọng để an toàn sức khỏe.

Theo tổ chức CDC cho biết, nhiệt độ nấu chín thịt gà tối thiểu là 74 độ C sẽ giúp tiêu diệt được các loại virus, vi khuẩn.

Nhiệt độ nấu chín thịt gà



Trên đây là một số thông tin lưu ý mà các bà nội trợ nên biết khi chế biến thịt gà để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn!


>>> Có thể bạn quan tâm:


1.










http://suckhoemoingayonline.com/diem-qua-cac-loai-thuc-pham-de-nhiem-vi-khuan-listeria-khi-thoi-tiet-nang-nong/
http://quanquenha.net/diem-qua-cac-loai-thuc-pham-de-nhiem-vi-khuan-listeria-khi-thoi-tiet-nang-nong/
http://amthuckythu.net/diem-qua-cac-loai-thuc-pham-de-nhiem-vi-khuan-listeria-khi-thoi-tiet-nang-nong/

Tags: